CHIA SẺ XU HƯỚNG COMPLIANCE NĂM 2013

Thân chào các bạn,

Mình chia sẻ một số nhận định về xu hướng Social Compliance của năm nay nhé.

Sau một số sự cố về thực trạng cũng như tình thực thi của SCR ở các nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Việt Nam... còn rất mơ hồ và yếu kém, thực chất chỉ mới nằm ở mức chấp nhận được và đối phó. Hiện nay hầu hết khách hàng đang cố gắng ràng buộc nhà cung ứng vào 5 mảng chính để đảm bảo hàng hóa của họ được "trong sạch". Mình xin list khái quát các nội dung về 1 hệ thống cơ bản mà doanh nghiệp phải đáp ứng nhé.

1. Social Compliance (TNXH): 
Hầu hết vẫn xoáy vào việc tuân thủ pháp luật nhà nước, các chính sách mang tính đặc thù của từng khách hàng thì rất đa dạng nhưng chủ yếu về giới hạn thời gian làm việc, tăng ca, nghỉ ngơi và rất nhiều chính sách ATLĐ riêng.

2. C-TPAT (An ninh):
Bước sang năm nay, xu thế về an ninh không còn chỉ là an ninh phòng chống khủng bố nữa mà chủ yếu nêu rõ các yêu cầu về huấn luyện và đào tạo nhận thức, kiểm soát an ninh hàng hóa cũng được nâng lên mức quan trọng hơn khi nạn thất thoát xảy ra nhiều tại đanh nghiệp.
Để giải quyết tốt mảng này, các bạn cần có một hệ thống quản lý thông suốt và làm việc có hiệu quả chứ không chỉ dựa vào chứng từ, giấy tờ, Việc huấn luyện nhận thức phải được thực hiện nghiêm túc và bài bản.

3. Brand Protection (Bảo vệ nhãn hiệu):
Các yêu cầu về bảo vệ nhãn hiệu không còn là mới mẻ nhưng việc thực hiện được hay không đòi hỏi doanh nghiệp phải rất rõ ràng trong cách thức quản lý, giải quyết hàng tồn, hàng phế, nguyên phụ liệu dư thừa sau sản xuất, chính sách quản lý mẫu, nhãn, mác.....
Hơn thế nữa, để bảo vệ khách hàng khỏi các rủi ro mất thương hiệu và quyền lợi, chúng ta cần tăng cường tìm kiếm ngoài thị trường xem các mặt hàng đang sản xuất có bị bày bán ra thị trường theo con đường không chính thống hay không, phải có chính sách ứng phó với các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra và đảm bảo các quy trình này phải được khách hàng xem xét và chấp thuận.

4. Trade Compliance (Chứng từ sản xuất).
Để chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa được sx tại nhà máy của bạn cũng như kiểm soát lượng hàng qua từng công đoạn sản xuất, bạn cần thiết lập cho mình một bộ chứng từ mẫu chuẩn để có thể chứng minh cho khách hàng thấy việc kiểm soát hàng có hiệu quả từ công đoạn nhập nguyên phụ liệu đầu vào đến lúc xuất hàng.
Để làm được điều này bạn cần tự mình nghiên cứu từng công đoạn sx xem nó có thực sự hiệu quả không, thống nhất với trưởng bộ phận để biết họ cần những thông tin, yêu cầu riêng nào để thiết kế được biểu mẫu quản lý. 
Việc triển khai ban đầu sẽ rất khó khăn, để tránh việc chỉnh sửa nhiều, bạn cần thống nhất với quản lý bộ phận trước khi triển khai.
Việc theo dõi tiếp sẽ quyết định hệ thống bảng biểu của bạn có phát huy hết tác dụng hay không, bạn nên linh động sửa chữa kịp thời khi có sự không nhất quán.

5. Environment (Môi trường)
Đây là xu hướng chủ yếu cho năm nay, tất cả khách hàng, nhất là Mỹ & EU hiện đang chú trọng xây dựng hệ thống yêu cầu, tiêu chuẩn về môi trường cho các nhà cung ứng, vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần tự thiết lập hệ thống sản xuất, mạnh dạn đề xuất áp dụng các phương pháp nhằm hạn chế tối đa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tăng cường áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguồn năng lượng thay thế.

Một khi làm tốt 5 mảng này, doanh nghiệp của bạn sẽ vừng bước trong việc giữ chân khách hàng truyền thống và nghênh đón khách hàng mới.


Nhân dịp năm mới, xin chúc cộng đồng Compliance luôn mạnh khỏe và thành đạt! 
Hãy cùng doanh nghiệp của mình xây dựng một đất nước phát triển bền vững!

12 nhận xét:

  1. Chào anh Nam. Bài viết và thông tin của anh thực sự hữu ích với em. Em đã theo nghề Compliance được hơn 4 năm rồi và em đang cố gắng hoàn thiện những mảng kiến thức, kinh nghiệm..Cảm ơn anh rất nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh có thể cho em hỏi cần chuẩn bị những mảng kiến thức cơ bản gì để đi phỏng vấn không anh

      Xóa
    2. Để phỏng vấn thành công ở nghề này bạn cần trang bị cho mình đủ kiến thức nghề và độ nhạy bén trong công việc.
      Theo mình thấy tinh thần siêng học hỏi, thật thà, kiên định, kiên nhẫn là điều kiện cần. Tất nhiên, nhanh là yếu tố không thể thiếu.

      Xóa
  2. cảm ơn anh vì bài viết. em mới được định hướng vào nghề này và mới gửi CV. e chưa có kinh nghiệm gì cả, mong được học hỏi anh nhiều hơn ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các bạn có thể để ý trên bài viết khác của mình có một số bạn đăng thông tin cần tuyển người đó, các bạn thử xem nhé.

      Xóa
  3. Loan
    Mình làm nghề này cũng được hơn 2 năm rồi. Nói chung là phải hiểu biết về các luật của VN như PCCC, môi trường, an toàn, luật lao động để xây dựng các tài liệu hướng dẫn các phòng ban trong công ty thực hiện. Và khi bạn hiểu được luật thì bạn có thể cãi lại các auditor vì mình thấy có một số auditor cung không nắm rõ luật lắm đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Minh thi khong hoan toan tan thanh y kien nay vi cac auditor nam rat ro luat, van de la nm ban co he thong nhung chua dat 100% thi ho co the linh song bo qua mot so loi minor.

      Xóa
  4. Chào bạn! Nếu có ai ở Hà Nội làm nghề này bạn có thể giới thiệu cho công ty mình không? Mình cần gấp gấp. 0983986985

    Trả lờiXóa
  5. chào anh ?
    e vừa vào nghề Compliance ? e cần những tài liệu liên quan đếnlĩnh vực này để học hỏi thêm? bên công ty e làm chủ yếu là hàng may mặc?có gì a a liên hệ qua mail cho e nha a?long271187@gmail.com
    Tks a ?

    Trả lờiXóa
  6. chào anh,

    em cũng dc mới tham gia vào nghê này được nửa năm nay, còn nhiều thứ chưa bjk, nếu có thể giúp đỡ, nhờ anh gửi em 1 số tài liệu liên quan tới nghề.

    xin chân thành cảm ơn!

    MY EMAIL: phuongpetrol2010@gmail.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi bạn,
      Mình tạo group facebook này nhé
      Social Compliance Group
      Bạn tham gia rồi chia sẻ với mọi người.
      BR
      Nam

      Xóa